Các bệnh nào không được nâng mũi ?

Nếu bạn là người đam mê với cái đẹp và thẩm mỹ, chắc hẳn bạn cũng không xa lạ với các kỹ thuật nâng mũi hiện nay. Nâng mũi là một trong những giải pháp hữu hiệu cho những trường hợp mũi thấp, thô, có khuyết điểm,… Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thực hiện phương pháp nâng này bởi các khuyến cáo từ chuyên gia. Cùng tìm hiểu các bệnh lí không được nâng mũi trong bài viết này nhé!

Người có tiền sử cao huyết áp

Không chỉ trong phẫu thuật nâng mũi mà trong bất kỳ ca phẫu thuật thẩm mỹ nào cũng cần đảm bảo về tình trạng sức khỏe. Do đó, nếu bạn bị cao huyết áp sẽ không được chỉ định phẫu thuật nâng mũi. Điều này là do huyết áp cao mang đến những trở ngại hoặc biến chứng không đáng có trong quá trình phẫu thuật. Chỉ trong một số trường hợp bệnh cao huyết áp nhẹ hoặc đã được kiểm soát mới được thực hiện nâng mũi nhưng phải được kiểm tra sức khỏe đầy đủ và được sự đồng ý, theo dõi của bác sĩ điều trị trong suốt quá trình phẫu thuật.

Bệnh tiểu đường

Các chuyên gia thẩm mỹ cho biết, những người mắc bệnh tiểu đường không nên nâng mũi, bởi vết thương lâu lành, khó cầm máu, nguy cơ nhiễm trùng rất cao. Nếu kiểm soát được bệnh tiểu đường và giữ lượng đường trong máu ở mức cho phép thì người bệnh tiểu đường vẫn có thể phẫu thuật nâng mũi. Nhưng quá trình phẫu thuật cần được giám sát bởi các bác sĩ thẩm mỹ và bác sĩ điều trị bệnh.

Bệnh tim mạch

Mặc dù được đánh giá cao về độ an toàn nhưng nâng mũi hoàn toàn không phù hợp với những người mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra, không nên thực hiện bất kỳ phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ nào khác vì sức khỏe của bạn.

Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú

Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú là một trong những trường hợp không nên nâng mũi. Mặc dù nâng mũi chỉ tác động trực tiếp lên vùng mũi, không ảnh hưởng đến các vùng xung quanh nhưng bác sĩ thường sử dụng thuốc tê để không gây cảm giác đau. Nhưng điều này đều ảnh hưởng xấu đến mẹ và thai nhi. Ở phụ nữ đang cho con bú, thuốc có thể được hấp thu vào sữa mẹ và ảnh hưởng đến em bé. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, bạn chỉ nên thực hiện nâng mũi sau khi con đã cai sữa mẹ hoàn toàn và sức khỏe sau sinh đã ổn định.

Bệnh máu khó đông

Máu khó đông là tình trạng máu không thể đông và cầm máu như bình thường khi bị thương. Điều này khiến người bệnh dễ bị chảy máu nhiều hơn người bình thường, đôi khi còn đe dọa đến tính mạng. Do đó, máu khó đông là một trong những trường hợp không được bác sĩ khuyến khích nâng mũi. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể đến các cơ sở thẩm mỹ uy tín làm xét nghiệm để kiểm tra chức năng đông máu của bạn trước khi nâng mũi. Chức năng đông máu là một trong những yếu tố an toàn cho phẫu thuật. Nếu chức năng này không ổn định, bạn có thể dùng thuốc điều trị cho đến khi chức năng này ổn định.

Trong thời kỳ kinh nguyệt

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữ. Nhưng khi có kinh nguyệt bạn không nên thực hiện nâng mũi trong thời gian này. Vì cơ thể đang mất đi một lượng máu đáng kể và nội tiết tố thay đổi. Nâng mũi trong thời kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài quá trình phục hồi. Do đó, hãy lên kế hoạch nâng mũi để tránh những ngày kinh nguyệt.

Chưa đủ 18 tuổi

Nâng mũi thường không được bác sĩ chỉ định cho người dưới 18 tuổi. Bởi nếu chưa đủ 18 tuổi, cơ thể chưa phát triển hoàn thiện thì cấu trúc mũi vẫn có thể thay đổi đồng thời kết quả thẩm mỹ có thể thay đổi trong tuổi dậy thì. Tốt nhất bạn nên đợi trên 18 tuổi mới tiến hành nâng mũi.

Người mắc bệnh truyền nhiễm

Những trường hợp không được nâng mũi là những người mắc bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt với những người nhiễm HIV vì hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu, việc nâng mũi sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Đặc biệt trong quá trình thẩm mỹ sẽ dẫn đến nhiễm trùng.

 

Bài viết liên Quan

Căng chỉ collagen cần kiêng những gì ? Hướng dẫn chăm sóc da sau khi căng chỉ collagen

Căng chỉ collagen cần kiêng những gì ? Hướng dẫn chăm sóc da sau khi căng chỉ collagen

Hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt

Hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt

Các biện pháp thẩm mỹ ngăn ngừa lão hóa da

Các biện pháp thẩm mỹ ngăn ngừa lão hóa da

Cấy meso là gì ? Những lưu ý khi thực hiện phương pháp làm đẹp này

Cấy meso là gì ? Những lưu ý khi thực hiện phương pháp làm đẹp này

Sau phẫu thuật nâng mũi cần ăn gì và kiêng những gì ?

Sau phẫu thuật nâng mũi cần ăn gì và kiêng những gì ?

Tiêu chuẩn của một dáng mũi đẹp và 5 xu hướng mũi đẹp hiện nay

Tiêu chuẩn của một dáng mũi đẹp và 5 xu hướng mũi đẹp hiện nay

Nâng mũi bao lâu có thể đắp mặt nạ ?

Nâng mũi bao lâu có thể đắp mặt nạ ?

Nâng mũi bao lâu có thể đi xe máy ?

Nâng mũi bao lâu có thể đi xe máy ?